Úc là một địa điểm du học thu hút đông đảo các học sinh, sinh viên quốc tế hàng năm đến nhập học và nghiên cứu. Tuy nhiên, hẳn là có rất nhiều bạn đang còn cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm, không biết mình nên làm như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình du học Úc. Bài viết chia sẻ 5 kinh nghiệm du học Úc mà bạn nên biết để có một chuyến du học Úc tốt nhất.
1. Kinh nghiệm du học Úc: Chuẩn bị hành lý
1.1. Giấy tờ tùy thân
- Hộ chiếu
- Giấy tờ tùy thân quan trọng khác (ví dụ như giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, bằng lái xe…)
- Thư xác nhận thị thực sinh viên
- Biên lai các khoản phí tiền đã nộp (ví dụ như học phí, bảo hiểm y tế)
- Các đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ
- Email và số điện thoại của tất cả những người quen ở Úc
- Một số ảnh 3×4 và 4×6 để dùng trong thời gian học
- Thư nhập học của trường
- Bảng điểm, bằng cấp, giấy khen, chứng chỉ tiếng anh
- Chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn để tăng cơ hội xin việc làm thêm tại Úc (nếu có)
1.2. Vật dụng mang theo khác
- Tiền: Bạn có thể mang theo Thẻ visa để trả tiền mua hàng hoá, đóng học phí, đóng phí bảo hiểm, vé máy bay, khám chữa bệnh (trong các trường hợp không có bảo hiểm y tế), mua vé xem phim, thăm quan, đi lại…Bên cạnh đó, theo quy định của Ngân hàng nhà nước bạn được phép mang không quá 5,000 USD.
- Trang phục: Nên mang theo đủ thể loại quần áo, tất vớ, giày dép, mắt kính cận nên mang theo đủ dùng thậm chí là dư ra vì sang Úc mua rất đắt đỏ
- Thực phẩm: Bạn chỉ được phép mang theo một số loại giới hạn thực phẩm khô chế biến, bánh kẹo.
2. Đi máy bay thì như thế nào?
Kinh nghiệm du học Úc thứ hai liên quan tới việc đi máy bay. Từ Việt Nam bạn có thể lựa chọn các đường bay thẳng đến Úc, thông thường lộ trình này thường kéo dài từ 12 – 13h ngồi máy bay liên tục.
2.1. Hành lý
- Bạn được mang theo 2 kiện hành lý kích thước quy định không quá 31 kg và hành lý xách tay 7-12 kg tùy theo hãng
- Hãy dán thêm thông tin cá nhân của bạn lên các kiện hàng hóa để tránh thất lạc
2.2. Thủ tục tại sân bay Việt Nam
Tại sân bay Việt Nam bạn sẽ làm các thủ tục gói buộc hành lý, làm thủ tục check in, khai tờ khai hải quan, kiểm tra an ninh vào phòng đợi lên máy bay chú ý theo dõi màn hình thông tin và sự hướng dẫn của nhân viên sân bay.
2.3. Thủ tục tại sân bay Úc
- Khai tờ nhập cảnh: Tiếp viên sẽ phát cho bạn tờ khai nhập cảnh hoặc nhận tại quầy thủ tục sân bay, bạn sẽ khai các thông tin đầy đủ.
- Khai báo hàng hóa: Bạn phải khai báo thông tin hàng hóa tại quầy làm thủ tục. Những hành khách nào không có gì để khai báo sẽ đi vào cửa có biển báo màu xanh. Ngược lại những ai cần khai báo về hàng hóa thì sẽ vào phía cửa có biển báo màu đỏ.
- Lấy hành lý ký gửi: bạn cần nhớ ký hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ rõ hành lý của bạn được trả tại băng chuyền nào.
2.4. Đưa đón tại sân bay
Một số trường có đưa đón sân bay bạn có thể book dịch vụ của trường hoặc nhờ bạn bè/người thân đón nếu chưa tự tin. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể bắt taxi về đến nơi ở.
3. Chỗ ở khi du học Úc
3.1. Kí túc xá trường
Đây hẳn là lựa chọn phổ biến cho sinh viên quốc tế đến Úc lần đầu tiên. Nếu bạn muốn ở trong khuôn viên trường nên đăng ký trước để được sắp xếp chỗ. Chi phí ăn uống, trang thiết bị, dịch vụ giặt ủi và dọn dẹp đôi khi cũng đã được tính trọn gói. Thêm vào đó, nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào phát sinh thì sự hỗ trợ từ cộng đồng sinh viên vẫn kịp thời và nhanh chóng hơn.
3.2. Homestay
Bạn có thể được sắp xếp ở phòng riêng hoặc chung với người bản địa, với chi phí dao động từ 110 AUD đến 370 AUD cho mỗi phòng/tuần. Chi phí này thường bao gồm ba bữa ăn một ngày, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ dọn dẹp, và các tiện ích như internet và điện thoại.
3.3. Căn hộ riêng
Sống trong một căn hộ thuê riêng có thể rất hấp dẫn Nó cho phép bạn quyết định muốn sống chung với ai và ở đâu. Các sinh viên chọn hình thức lưu trú này thường được chọn lựa thuê phòng riêng đã có sẵn trang thiết bị hay thuê hẳn một căn hộ và ở cùng với các bạn đồng học.
4. Phương tiện đi lại tại Úc
Hầu hết du học sinh khi đến Úc đều lựa chọn phương tiện công cộng để di chuyển. Chính phủ Úc rất quan tâm đến phát triển phương tiện công cộng, họ thiết kế ứng dụng trên điện thoại thông minh để hỗ trợ tìm đường bằng giao thông công cộng.
Các bạn nên mua vé tuần, tháng để tiết kiệm, lưu ý bạn phải đi đúng loại vé, nếu bạn là sinh viên đại học thì không được đi vé của học sinh cấp 1 – 3, nếu bị phát hiện có thể bị phạt cao nhất hơn 1,100 AUD và có thể bị trục xuất về nước ngay lập tức.
5. Những lưu ý về văn hóa nước Úc
Hẹn trước khi đến
Đầu tiên, bạn không nên vào nhà người Úc khi chưa có sự cho phép. Còn nếu muốn đến, bạn sẽ phải thông báo trước. Món quà ra mắt chủ nhà phổ biến nhất chính là rượu vang hoặc chocolate. Thứ hai, bạn không nên tự ý chạm vào trẻ em ở ngoài đường khi không có sự cho phép của bố mẹ trẻ. Cuối cùng, bạn không nên nói lớn tiếng ở những nơi công cộng như tàu điện, bến xe, …
Cảm ơn khi giao tiếp
“Làm ơn” và “cảm ơn” là những từ rất hữu ích khi giao thiệp với ai đó hay mua bán và làm dịch vụ. Khi được hỏi bạn thích gì? Người Úc thường có xu hướng nghĩ rằng những người không nói “làm ơn” hay “cám ơn” là những người thiếu lịch sự. Sử dụng những từ này giúp xây dựng mối quan hệ được tốt hơn.
Nhìn thẳng vào mắt khi nói chuyện
Thông thường người Úc nhìn thẳng vào mắt người khác khi họ trò chuyện và coi đó như là sự tôn trọng và cho thấy đó là dấu hiệu của sự lắng nghe. Do vậy chúng ta cũng nên nhìn thẳng lại và mỉm cười.
Mang theo khăn tay
Phần lớn người Úc hỉ mũi (xì mũi, hắt hơi) vào trong khăn tay hoặc khăn giấy chứ không hỉ bậy ở vỉa hè và khạc nhổ cũng vậy. Nhiều người sẽ nói “bless you”- “cầu trời phù hộ cho bạn” khi bạn hắt hơi, câu này hoàn toàn không có ý nghĩa tôn giáo.
Chú ý khi ăn
Cách ăn của người Úc là cầm nĩa bên tay trái và dao bên phải trong khi ăn, khi kết thúc bữa ăn bạn nên đặt dao và dĩa song song với nhau với tay cầm hướng về phía bên phải. Không được để khuỷu tay trên bàn trong khi ăn.
Trên đây là những kinh nghiệm du học Úc cơ bản bạn cần biết. Ngayhoiduhocuc.vn hy vọng hỗ trợ được bạn thực hiện giấc mơ du học Úc. Chúc bạn thành công nhé!
Xem thêm: